Ren thang được dùng nhiều trong truyền động bởi nó có nhiều ưu điểm về độ bền và dễ chế tạo hơn so với ren vuông. Ngày nay trên thế giới phổ biến ba hệ thống ren thang là ren thang theo tiêu chuẩn ACME (Mỹ), ren thang theo tiêu chuẩn ISO 2904-1977 và ren thang theo tiêu chuẩn DIN 1
Hình 3 : Profile cơ bản của ren thang ACME
3.1 Phân loại ren thang ACME
– General purpose – G : dùng với mục đích thông thường. Loại ren này có ba cấp chính xác là 2G, 3G và 4G trong đó cấp 2G được ưu tiên sử dụng
– Centralizing – C : tương tự như loại G nhưng có khe hở giữa đường kính đỉnh ren trong và ren ngoài nhỏ hơn, dùng trong trường hợp cần hạn chế ma sat sườn ren và võng thân ren. Loại ren này có 6 cấp chính xác từ 2C đến 6C nhưng thường không dùng 2 cấp 5C và 6C. Tiêu chuẩn về 2 loại ren G và C được trình bày trong ASME/ANSI B1.5-1997
– Stub : dùng trong những trường hợp yêu cầu bước ren thô và chiều sâu ren thấp. Cấp chính xác của nó tương ứng với cấp chính xác 2G, 3G và 4G của ren loại G. Tiêu chuẩn về ren Stub được trình bày trong ASME/ANSI B1.8-1988
Bảng 3 : Phối hợp đường kính danh nghĩa và số ren trên 1 inch của ren ACME (trích ASME/ANSI B1.5-1988)
3.2 Kí hiệu ren thang ACME
Dưới đây giải thích một số kí hiệu ren thang ACME thường gặp
1.750-6-ACME-4C
2.875-0.4P-0.8L-ACME-3G
½ – 20 Stub ACME-2G M1
4.1 Giới thiệu
Hình 4. So sánh profile của ren thang ACME và ren thang hệ Met
Điểm khác biệt cơ bản giữa ren thang hệ Met và ren thang ACME là ren thang hệ Met dùng góc sườn ren 30o thay vì 29o. Do sự khác biệt không quá lớn nên nhiều người nhầm tưởng hai loại ren này là một, nhất là trong lúc đo kiểm. Ví dụ, ren 1-5 ACME có đường kính danh nghĩa là 25.4mm và bước là 5.08mm rất dễ nhầm với ren TR 25 x 5 có đường kính 25mm và bước là 5mm
Ren thang hệ Met có đường kính từ 8mm đến 300mm được tiêu chuẩn hóa trong hai tiêu chuẩn : ISO 2904-1977 và DIN 103. Giữa hai tiêu chuẩn này có hai điểm khác biệt cơ bản như sau :
– Tiêu chuẩn ISO qui định nhiều bước ren cho một đường kính danh nghĩa trong khi tiêu chuẩn DIN chỉ qui định một bước ren cho một đường kính danh nghĩa
– Tiêu chuẩn ISO áp dụng khe hở như nhau đối với đường kính đỉnh và đường kính đáy ren trong khi tiêu chuẩn DIN khe hở của đường kính đáy ren lớn hơn từ hai đến ba lần so với khe hở của đường kính đỉnh ren
Bảng 4 : Phối hợp đường kính danh nghĩa và bước ren của 2 tiêu chuẩn ren thang hệ Met
4.2 Kí hiệu
TR 60 x 18 (P9) LH
Đây là loại ren do Sir Joseph Whitworth phát minh vào khoảng giữa thế kỉ 19. Trước kia ren Whitworth được dùng phổ biến ở Anh nhưng sau khi Anh thống nhất với Mỹ và Canada để ban hành tiêu chuẩn ren UN, nó hầu như chỉ còn được dùng trong việc chế tạo những linh kiện thay thế.
Đặc trưng cơ bản của ren Whitworth là profile ren được bo tròn cả ở đỉnh và đáy ren và dùng góc đỉnh ren 55o thay vì 60o như những loại ren khác.
Hình 5 : Profile cơ bản của ren Whitworth
Ren ống của Anh (British Standard Pipe – BSP) đã trở thành tiêu chuẩn chung và được sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới (ngoại trừ Mỹ dùng ren NPT).
6.1 Phân loại
Ren BSP sử dụng profile ren Whitworth (góc ở đỉnh 55o) và được chia thành hai loại theo đường kính ren
– Ren ống thẳng (British Standard Pipe Parallel – BSPP) có đường kính ren không đổi được kí hiệu bằng chữ G
– Ren ống côn (British Standard Pipe Taper Thread – BSPT) có đường kính tăng hoặc giảm trên chiều dài ren được kí hiệu bằng chữ R
Nếu phân loại theo phương pháp lắp ghép, ren BSP được chế tạo theo hai tiêu chuẩn hoàn toàn khác nhau
– Tiêu chuẩn ISO 7-1 : sự ghép kín được tạo ra giữa 2 bề mặt kim loại, có thể kết hợp hai bề mặt ren côn (dùng cho ống chịu áp suất cao) hoặc bề mặt ren côn bên ngoài và bề mặt ren thẳng bên trong (dùng cho ống chịu áp trung bình). Trong tiêu chuẩn này, dãy ren R được kí hiệu như sau :
– Tiêu chuẩn 228-1 : sự ghép kín được tạo thành thông qua một lớp đệm kín. Trong tiêu chuẩn này, dãy ren G được kí hiệu như sau
Hình 6 : Profile cơ bản của ren BSP
Lưu ý : Đường kính ren ghi trong kí hiệu không phải là đường kính thực mà là đường kính qui ước dùng trong thương mại. Đường kính thực của ren tương ứng với đường kính dùng trong thương mại được cho trong bảng
Bảng 5 : Kích thước một số loại ren BSP
6.2 Kí hiệu
Ren BSP được kí hiệu như sau :
Pipe thread ISO 228 – G 2 A LH
7.1 Phân loại
Mỹ sử dụng ren ống theo hệ thống tiêu chuẩn American National Standard Pipe Threads, có khác biệt cơ bản với ren ống BSP của Anh là nó sử dụng profile có góc ở đỉnh 60o. Ren ống của Mỹ được chia làm hai loại chính theo đường kính ren
– National Pipe Taper – NPT : ren côn có đường kính tăng hoặc giảm trên chiều dài ren
– National Pipe Straight – NPS : ren thẳng có đường kính ren không đổi trên chiều dài ren
Từ hai loại ren này người ta còn cụ thể hóa thành những loại ren khác tùy theo mục đích sử dụng như ren NPTR dùng trong ngành đường sắt, NPSC dùng kết nối ống chịu áp suất thấp … Chi tiết về những loại ren này có thể tham khảo thêm trong sổ tay Machinery’s Handbook, 28th Edition
Bảng 6 : Kích thước một số loại ren NPT
7.2 Kí hiệu
Loại ren này được kí hiệu như sau :
3/8 – 18 NPT
• 3/8 : đường kính danh nghĩa của ren
• 18 : có 18 ren trên chiều dài 1 inch
• NPT : ren National Pipe Taper theo tiêu chuẩn ANSI/ASME B1.20.1-1983
1⁄8 – 27 NPTF – 1
Link nguồn : https://hoangkhuong.wordpress.com/2013/03/06/tieuchuanren-2/